Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà cần chú ý những điều gì?

Rất nhiều ba mẹ có con lần đầu thường cảm thấy khó khăn trong vấn đề chăm sóc cho con. Để các ba mẹ không phải vất vả trong việc tìm hiểu kiến thức về chăm sóc bé, LaLa xin chia sẻ các kiến thức khi chăm sóc bé cần chú ý các điều sau:

- Bảo vệ thân nhiệt: của bé không bị hạ thân nhiệt khi thời tiết lạnh, tăng thân nhiệt bất thường.
- Rửa tay khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt trước khi cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ, sau khi vệ sinh.
- Phòng trẻ phải đủ ánh sáng, ấm, tránh khói bụi, thuốc lá, gió lùa, không khí tù đọng, ẩm thấp, ồn ào.
- Cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ cung cấp không chỉ dinh dưỡng mà còn chứa những kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật.
- Cho trẻ nằm đầu cao nhằm giảm nguy cơ hít sặc. Nằm ngửa, nghiêng khi ngủ. Tránh nằm sấp khi ngủ.
- Không để trẻ một mình. Luôn có người cạnh trẻ, theo dõi trẻ phòng trẻ  bị ộc, ói, hít sặc, té giường.
- Không để các bình nước nóng gần trẻ. Các bình chứa chất bay hơi trong các chai nước vì nguy cơ ngộ độc khi dùng lầm cho trẻ.
- Không cho trẻ chơi với vật sắc nhọn, những cục bi nhỏ vì nguy cơ chấn thương, hít sặc.
- Khi pha nước tắm trẻ, đổ nước lạnh vào trước sau đó cho nước nóng vào. Không hâm sữa bằng lò vi sóng vì nguy cơ trẻ bị bỏng khi bú.
-  Không tự ý hay áp dụng những chỉ dẫn điều trị chăm sóc trẻ ở những người không có chuyên môn. 



Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách?

Rất nhiều cha mẹ đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục hỏi đáp của LaLa với mong muốn trả lời về vấn đề:  "Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách?"

Trả lời:
Sau khi nhận được câu hỏi của khách hàng, LaLa xin trả lời như sau:
- Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh là 18 – 20 giờ mỗi ngày. Mẹ cần đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ của trẻ vì nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
- Mẹ cần phải để ý đến tư thế nằm ngủ của trẻ, đặt bé nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé.
- Bắt đầu từ tháng thứ 6, trẻ đã có thể lật nghiêng qua một bên hay nhổm đầu, ba mẹ đừng lo lắng khi thấy bé xoay người khi ngủ, điều đó chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho mình.
- Nhiều gia đình thường hay rung lắc nhằm giúp bé dễ ngủ hơn nhưng cần hạn chế vì hành động này sẽ khiến não của bé dễ bị tổn thương.
- Nhiệt độ trong phòng bé nên giữ trên 26 độ C là tốt nhất. Nếu quá nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, gây nguy hiểm cho bé. Quá lạnh sẽ làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Nên cho bé nằm cạnh mẹ, giúp cho việc theo dõi và cho con bú dễ dàng hơn.


Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Chăm sóc da của bé sơ sinh như thế nào thì đúng cách?

Câu hỏi:
Chăm sóc da của bé sơ sinh như thế nào thì đúng cách?
Câu hỏi được gửi từ mail: mainguyen***@gmail.com

Trả lời:
 "Chăm sóc da của bé sơ sinh như thế nào thì đúng cách? đây là câu hỏi của khách hàng đã gửi về cho chuyên mục hỏi đáp của LaLa với mong muốn giải đáp về vấn đề này. Sau đây là cách chăm sóc da trẻ sơ sinh đúng cách mà các ba mẹ nên biết.
- Khi ra đời, cơ thể bé được bao bọc bởi lớp chất “gây”, giúp giữ nhiệt và bảo vệ da cho trẻ. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Nhưng sau khoảng 24 – 48 tiếng, trẻ phải được tắm sạch mỗi ngày do lúc này lớp chất “gây” lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là trong khâu vệ sinh mẹ cần tiến hành cẩn thận để bảo vệ bé khỏi hăm tã.
- Bên cạnh đó mẹ nên kiểm tra các khiếm khuyết trên da. Ví dụ như các vết bớt, được hình thành sau khi sinh hoặc phát triển sau này, để mẹ có cách xóa chúng đi sớm cho trẻ.


Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Nên chuẩn bị dinh dưỡng cho bé như thế nào theo độ tuổi

Câu hỏi: "Nên chuẩn bị dinh dưỡng cho bé như thế nào theo độ tuổi"
Trả lời:
Theo độ tuổi mỗi bé sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Chính vì vậy mà các ba mẹ cần tìm hiểu kiến thức dinh dưỡng để chăm sóc bé tốt hơn.

Nên chuẩn bị dinh dưỡng cho bé như thế nào theo độ tuổi
Sau đây là chế độ dinh dưỡng cho bé theo độ tuổi.
- Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tháng: Sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng chính
- Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi: Giai đoạn bé bắt đầu ăn thức ăn dặm. Thức ăn chính cho bé Ssữa mẹ hoặc sữa bột.
- Giai đoạn 6-8 tháng tuổi: Thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, yến mạch).
- Giai đoạn 8-10 tháng tuổi: Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm và ăn bốc, tương tự như khi bé 6-8 tháng. Thức ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa bột.
- Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi: Dấu hiệu sẵn sàng để ăn thức ăn dặm. Sữa mẹ hoặc sữa bột và các loại ngũ cốc giàu sắt, thực phẩm giàu chất đạm.

Xem thêm: http://chupanhchobe.vn/studio-chup-anh-cho-be-o-ha-noi-dep-chuyen-nghiep

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến trí thông minh của bé

Di truyền và dinh dưỡng là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là 2 yếu tố duy nhất. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tuổi tác, cách nuôi dạy con hoặc thời điểm đi mẫu giáo cũng có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của bé

Trí thông minh của bé phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, tuổi tác và cách nuôi dạy con cái. Chính vì vậy các ba mẹ cần lưu ý các yếu tố sau nhằm giúp phát triển trí thông minh của bé.
- Cân nặng lúc sinh ảnh hưởng trí thông minh của bé
Những trẻ có cân nặng dưới 2,5 kg có chỉ số IQ thấp hơn hẳn so với những bé có mức cân nặng trung bình từ 2,5 kg trở lên, cân nặng của bé tỉ lệ thuận với kích thước não của bé.
- Tuổi tác của bố mẹ:
Đối với đàn ông, từ 30 – 35 tuổi là giai đoạn tinh trùng đạt chất lượng cao nhất về chất lượng. Với phụ nữ, độ tuổi lý tưởng cho khả năng sinh sản nằm trong giai đoạn từ 25 – 30 tuổi. Sau giai đoạn này, chất lượng tinh trùng và trứng có nguy cơ bị suy giảm, kéo theo nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, cũng như trí thông minh của bé.
- Bé đi mẫu giáo sẽ thông minh hơn?
Hơn 80% khả năng trí tuệ và tính cách của trẻ sẽ được hình thành và phát triển trong 5 năm đầu đời của mình. Nghiên cứu “dài hơi” kéo dài hơn 20 năm, tiến hành trên 800 trẻ em ở Mỹ cho thấy, so với những bé không đi học mẫu giáo, những bé đã trải qua thời gian ở trường mẫu giáo có xu hướng thành đạt và thu nhập cao hơn.
- Nhận được sự yêu thương bé sẽ thông minh hơn
Để bé nhận được sự yêu thương bạn chỉ cần dành cho con khoảng 60 phút vui đùa và nói chuyện cũng có thể kích thích sự phát triển trí não của trẻ, giúp bé tăng thêm từ 10 -15 điểm IQ.



Cách chữa lúc trẻ bị sôi bụng các mẹ đã biết chưa?

Nhiều ba mẹ lúc bé bị sôi bụng vẫn chưa biết cách để chữa trị cho con. Đặc biệt là đối với các ba mẹ lần đầu tiên có con, thường không có kinh nghiệm trong vấn đề này.
- Thay đổi tư thế bú cho bé:
+ Khi cho bé bú mà bé quấy khóc, bạn nghe thấy những âm thanh sôi bụng của bé thì hãy nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé.
+ Đặt nhẹ nhàng đầu bé lên vai mẹ sau đó vỗ lưng để bé ợ nóng ra ngoài hoặc mẹ có thể đặt bé nằm ngửa xuống giường sau đó gập đầu gối chân của bé liên tục.

- Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ:
+ Hãy chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Một số thực phẩm mẹ ăn khi cho bé bú cũng sẽ tạo ra không khí dẫn đến hiện tượng trẻ bị sôi bụng.
+ Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất hạn chế, chính vì vậy khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ những thực phẩm ăn uống của mẹ còn gặp nhiều vấn đề. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế những loại thực phẩm như cà chua, giá đỗ, cam quýt, súp lơ, cải bắp, sản phẩm sữa từ đậu nành cần phải cắt giảm để giảm đi lượng khí sinh ra trong bụng trẻ.


Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên

Ngay sau khi chào đời, trẻ cần ngay lập tức phải làm quen với môi trường hoàn toàn mới, cơ thể trẻ phải tự thích nghi một cách hoàn toàn độc lập. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời cần được đặc biệt quan tâm nhiều hơn.
Sau đây là các cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên:
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc bé mới sinh thì cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục.
Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.

- Chăm sóc da trẻ sơ sinh:
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng và nhạy cảm. Sau một vài lần tắm và vệ sinh đầu tiên, lớp chất này mất đi, da bé không còn sự bảo vệ tự nhiên nên cần được chăm sóc cẩn thận.
- Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Rốn là bộ phận đặc biệt nhạy cảm, chính vì vậy mà ngay những ngày đầu sau sinh cần đảm bảo các nguyên tác vệ sinh để tránh nhiễm trùng rốn. Nguyên tắc chung là giữ vệ sinh rốn cho bé luôn được sạch sẽ và khô ráo.
- Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh:
Ngay sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Mẹ cho bé bú theo nhu cầu và bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. 




Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên

Ngay sau khi chào đời, trẻ cần ngay lập tức phải làm quen với môi trường hoàn toàn mới, cơ thể trẻ phải tự thích nghi một cách hoàn toàn độc lập. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời cần được đặc biệt quan tâm nhiều hơn.
Sau đây là các cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên:
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc bé mới sinh thì cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục.
Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.



- Chăm sóc da trẻ sơ sinh:
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng và nhạy cảm. Sau một vài lần tắm và vệ sinh đầu tiên, lớp chất này mất đi, da bé không còn sự bảo vệ tự nhiên nên cần được chăm sóc cẩn thận.
- Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Rốn là bộ phận đặc biệt nhạy cảm, chính vì vậy mà ngay những ngày đầu sau sinh cần đảm bảo các nguyên tác vệ sinh để tránh nhiễm trùng rốn. Nguyên tắc chung là giữ vệ sinh rốn cho bé luôn được sạch sẽ và khô ráo.
- Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh:
Ngay sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Mẹ cho bé bú theo nhu cầu và bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. 



Theo: chupanhchobe.vn - LaLa Studio

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên

Ngay sau khi chào đời, trẻ cần ngay lập tức phải làm quen với môi trường hoàn toàn mới, cơ thể trẻ phải tự thích nghi một cách hoàn toàn độc lập. Vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời cần được đặc biệt quan tâm nhiều hơn.
Sau đây là các cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên:
- Giữ ấm cho trẻ sơ sinh
Khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ có sự thay đổi khiến cơ thể trẻ phải tự thích nghi. Lúc bé mới sinh thì cơ chế thích ứng với nhiệt độ của cơ thể còn rất kém, trẻ cần được giữ ấm ngay lập tức và liên tục.
Nhiệt độ phòng của bé nên được duy trì ở mức 26 – 32 độ C. Trẻ sơ sinh cần luôn được nằm trong vòng tay ấm áp, nếu bé tè làm ướt bỉm hoặc tã thì cần được thay ngay, lau khô người và mặc bỉm, tã mới để tránh nhiễm lạnh và các vẫn đề ngoài da khác.

- Chăm sóc da trẻ sơ sinh:
Làn da của trẻ sơ sinh vô cùng mỏng và nhạy cảm. Sau một vài lần tắm và vệ sinh đầu tiên, lớp chất này mất đi, da bé không còn sự bảo vệ tự nhiên nên cần được chăm sóc cẩn thận.
- Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Rốn là bộ phận đặc biệt nhạy cảm, chính vì vậy mà ngay những ngày đầu sau sinh cần đảm bảo các nguyên tác vệ sinh để tránh nhiễm trùng rốn. Nguyên tắc chung là giữ vệ sinh rốn cho bé luôn được sạch sẽ và khô ráo.
  1. - Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh:
Ngay sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước, đặc biệt là kháng thể giúp bé chống đỡ bệnh tật. Mẹ cho bé bú theo nhu cầu và bú hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. 



Theo: chupanhchobe.vn - LaLa Studio

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi chuẩn nhất mà bạn nên biết

Ở thời điểm bé 2 tháng tuổi là thời điểm mà bé cần chú ý hơn về chế độ ăn uống lúc nhằm tăng chiều cao của bé. Tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn chưa biết cách chăm sóc 2 tháng tuổi cho bé như thế nào cho chuẩn nhất.
Sau đây cách chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi mà bạn nên biết:
- Đáp ứng các yêu cầu đòi ăn nhiều hơn của bé:
Mẹ hãy cố gắng xác định nhu cầu  và cho con ăn bất cứ khi nào thấy bé khóc.
- Chăm sóc giấc ngủ cho bé
Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh có xu hướng phát triển thời gian ngủ dài hơn. Con có thể ngủ bất cứ lúc nào (từ 1-3 giờ) trong ngày, có dấu mệt mỏi 30 phút -1 giờ sau khi ăn. Lúc này là thời điểm tốt nhất để mẹ đặt con lên giường để đi ngủ.


Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi chuẩn nhất mà bạn nên biết
- Dỗ dành khi con khóc
Bất cứ khi nào bé khóc, hãy chăm sóc và để ý đến bé và đưa con ra ngoài để lấy lại bình tĩnh cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tốt nhất được nhiều bà mẹ chỉ ra.
- Khuyến khích sự phát triển của bé:
Một đứa trẻ 2 tháng tuổi có khuynh hướng phát triển khả năng nhìn, nắm và thực hiện các hoạt động tay chân tốt hơn. Để kích thích sự phát triển, mẹ có thể tạo ra những khoảng màu sắc khác nhau để bé nhận diện: thử thả những quả bóng bay nhiều màu sắc, đồ chơi hình khối nhiều màu hoặc đẹo một chiếc vòng có màu sắc bắt mắt vào tay cho con.
- Tương tác với con:
Trong tháng thứ 2 hãy nhẹ nhàng trò chuyện với con về những tiếng ồn đó. Hoặc đơn giản nói với con rằng những tiếng ồn đó sẽ không gây hại cho con bé cảm thấy an toàn hơn.




Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Cách chăm sóc trẻ khi bé đã được 6 tháng tuổi

Khi bé bước sang tháng thứ 6, bố mẹ cần lưu ý nhiều hơn trong việc chăm sóc bé để bé phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.
- Chăm sóc vận động bé:
Bé 6 tháng tuổi đã có khả năng lật úp người, bò khá thành thạo và ngồi một mình trong thời gian dài mà không cần người lớn giữ.  Cho nên bố mẹ cần lưu ý nhằm đảm bảo sự an toàn tại nhà cho bé, phòng tránh tai nạn có thể xảy ra bởi bé rất hiếu động.

Cách chăm sóc trẻ
- Chăm sóc dinh dưỡng cho bé:
6 tháng là lúc bé bắt đầu ăn dặm, lúc này bố mẹ cần lưu ý rằng hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu nên dễ bị dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa. Thức ăn dặm cho bé phải là những thực phẩm thông dụng, lành tính: gạo xay, khoai lang, lúa mạch, bí đỏ, thịt nạc, rau xanh,…
-  Chăm sóc sức khỏe cho bé:
+ Bố mẹ nên giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng gạc mềm thấm nước sạch lau miệng, răng và lợi sau mỗi bữa ăn.
+ Bé 6 tháng tuổi cần được tiêm phòng các mũi theo lịch tiêm chủng: viêm  gan B, viêm não B, viêm màng não mủ,… Để phòng bệnh, bố mẹ cần lưu ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, giữ vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân của bé sạch sẽ cho bé.